Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vụ án không tặc bí ẩn

2 posters

Go down

Vụ án không tặc bí ẩn Empty Re: Vụ án không tặc bí ẩn

Bài gửi  aviator007 19/2/2008, 22:39

Vụ án này đúng là ly kỳ và có nhiều giả thiết nhưng dù sao thì thanks admin sưu tầm và cung cấp cho anh em mở rộng kiếm thức. Cheers

aviator007
Lớp 4
Lớp 4

Tổng số bài gửi : 26
Registration date : 25/01/2008

Về Đầu Trang Go down

Vụ án không tặc bí ẩn Empty Vụ án không tặc bí ẩn

Bài gửi  Admin 15/2/2008, 16:52

Vụ D.B Cooper cướp chiếc máy bay Boeing 727 năm 1971 tại Mỹ đã khiến cho các nhà điều tra đau đầu suốt ba thập kỷ qua. Khống chế phi hành đoàn, dọa nổ tung quả bom mang theo, bắt máy bay quay lại sân bay, nhận 200.000 USD (một khoản tiền khổng lồ theo thời giá năm 1971), nhảy dù khỏi máy bay với túi đựng tiền đeo ở lưng. Nhưng cho đến nay chưa có một giả thiết nào được chứng thực và thậm chí cái tên của hắn cũng là một cái tên giả.

Tên không tặc lạnh lùng

Một buổi chiều lạnh giá trước Lễ Tạ ơn năm 1971, một người đàn ông trong trang phục của thương gia bình thường bước đến quầy vé của hãng hàng không Northwest Orient ở sân bay Portland và mua vé đi một chiều đến Seattle. Người đàn ông này khai tên là Dan Cooper, 45 tuổi. Chiếc máy bay mà Cooper sẽ đáp có 94 ghế nhưng hôm đó chỉ có 37 hành khách và các thành viên phi hành đoàn đã kiểm tra kỹ lưỡng mọi chi tiết an ninh để sẵn sàng cất cánh.

Không ai trong phi hành đoàn chú ý đến Dan Cooper, một người đàn ông cao khoảng 1,8m và ăn mặc giống theo mốt của thập niên 70 với sơ mi trắng và cà vạt, tay cầm cặp xách và áo khoác ngoài. Tên không tặc này được mô tả là có mái tóc và đôi mắt nâu với giọng nói không rõ âm sắc của vùng nào.

Sau khi máy bay cất cánh, Cooper đưa cho nữ tiếp viên một lá thư. Thường thì nhiều đàn ông đi một mình hay đưa cho những nữ tiếp viên hấp dẫn số điện thoại hay số phòng khách sạn nên cô tiếp viên kia cũng chỉ hờ hững nhận lấy và cho vào túi áo. Cô này đi hết dãy ghế rồi quay lại, khi đi ngang qua Cooper, liền bị hắn kéo lại và nói thầm vào tai: “Cô nên đọc tờ giấy. Tôi có đem theo bom”. Vừa nói hắn vừa vỗ tay vào cái cặp xách của mình. Chiếc cặp đã được mở và bên trong là hai khối tròn có gắn các dây điện cùng kíp nổ. Rõ ràng đó là hai quả bom. Tất cả các hành động đe dọa đều được Cooper thực hiện một cách bình tĩnh. Thậm chí hắn còn đòi được ăn một bữa nhẹ.

Nữ tiếp viên này vội chạy đến khoang lái và thông báo cho cơ trưởng. Ngay lập tức cơ trưởng thông báo cho đài kiểm soát không lưu và cảnh sát của liên bang. Cảnh sát vội thông báo cho chủ tịch của Northwest Orient, người ngay lập tức ra lệnh cho cơ trưởng cùng phi hành đoàn phải tuân theo đòi hỏi của Cooper. Rõ ràng số tiền 200.000 USD mà Cooper đòi trong thư không đáng là bao so với uy tín kinh doanh của hãng hàng không tư nhân đang ăn nên làm ra này.

Kế hoạch tỉ mỉ

Theo đòi hỏi trong thư, Cooper muốn có số tiền bằng tờ 20 USD, hai balô cùng hai bộ dù. Hắn muốn mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng tại sân bay Sea-Tac và được một quan chức cao cấp của hãng hàng không đích thân đưa lên máy bay. Tên không tặc đe dọa nếu phát hiện bất kỳ hành động khả nghi nào, hắn sẽ cho nổ tung chiếc máy bay. Cuối thư là dòng chữ viết hoa “Đây không phải là trò đùa”.

Cơ trưởng vội thông báo qua hệ thống loa trên máy bay là do gặp vấn đề kỹ thuật, chiếc máy bay sẽ bay nhiều vòng trước khi đáp xuống sân bay trung chuyển. Đó là thời gian cần có để bộ phận mặt đất chuẩn bị cho các yêu sách của Cooper. Tên không tặc đã tính toán tỉ mỉ. Khối lượng của 10.000 tờ 20 USD sẽ là 10,5 kg. Với khối lượng nhỏ hơn, cú nhảy của hắn sẽ không an toàn trong khi khối lượng lớn hơn nếu trả bằng tờ bạc có mệnh giá nhỏ hơn sẽ mất nhiều thời gian. Cooper cũng đòi các tờ bạc chuyển cho hắn phải mang số seri bất kỳ và không được liên tiếp nhau. Cảnh sát Mỹ lúc đó đã phải chụp ảnh tất cả các số seri những tờ giấy bạc để sau này có cơ sở truy tìm thủ phạm.

Ngoài ra, Cooper đòi phải có hai bộ dù nhảy dân sự mà người nhảy có thể kiểm soát thời điểm bung dù. Việc hắn đòi có hai bộ cũng làm nhà chức trách đau đầu bởi lo ngại rằng hắn có thể bắt theo một người nhảy cùng làm con tin. Ngoài ra với việc đòi hai bộ dù, hắn sẽ buộc nhà chức trách phải cung cấp bộ dù an toàn vì lo ngại cho tính mạng con tin. Quả là một kế hoạch chu đáo.

Đó là lúc 8 giờ tối, đèn trong khoang hành khách được tắt theo yêu cầu của tên không tặc. Những thứ hắn yêu cầu đã được chuyển lên máy bay. Nhà chức trách đã cố thương lượng và hắn đã đồng ý thả một số con tin là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên yêu cầu cho mở cửa khoang lái để các tiếp viên đi trấn an các con tin đã bị bác bỏ thẳng thừng.

Cú nhảy không tưởng

Chiếc máy bay cất cánh và trong bộ đàm chỉ là tiếng thở đầy lo lắng của cơ trưởng. Không gian và thời gian như đứng yên. Khi máy bay đã đạt đến độ cao 10.000 foot (khoảng 3.000m) thì cơ trưởng dè dặt hỏi: “Ông có muốn thêm điều gì nữa không?”.

Câu trả lời của tên không tặc cụt ngủn: “Không”. Đó cũng là lời nói cuối cùng người ta chính thức được nghe ra từ miệng của Cooper. Cửa hông máy bay bật mở và tên không tặc nhảy ra ngoài. Ngay lập tức các tiếp viên vội mở cửa khoang lái chạy đến thì thấy hắn đã đem theo tất cả những gì nhận được cũng như chiếc cặp da chứa bom.


Cooper đã nhảy ra khỏi máy bay với hai túi đựng tiền cột vào người bằng dây của một trong hai bộ dù, không có áo khoác và chân chỉ đi đôi giầy da bình thường. Tên không tặc đã từ cửa khoang nhảy vào bóng tối trong một đêm mưa gió lạnh giá.

Nhiệt độ ngoài trời ở độ cao 3.000m hôm đó là âm 7 độ C. Và vào thời điểm hắn nhảy ra, chiếc máy bay đang bay với vận tốc 400 km/h. Chờ đón hắn dưới mặt đất là vùng đồi núi cao nhiều cây cối không hề thích hợp cho một cuộc đổ bộ đường không.

Từ đó, người ta không còn nghe thấy gì về hắn. Không ai biết được số phận hắn ra sao. Và không ai có thể chứng minh là hắn đã chết.

Các giả thiết và mạo danh

Sáng 10-2-1980, một cậu bé khi chơi đùa dọc bờ sông Columbia đã vấp phải ba gói tiền đã mục nát, tất cả là những đồng 20 USD, tổng cộng là 5.800 USD và có số seri khớp với số tiền đã trao cho Cooper. Nơi tìm thấy gói tiền cách địa điểm được xác định là Cooper đã nhảy khỏi máy bay là 80 km.

Các chuyên gia nhận định số tiền này đã nằm lại bờ sông trên vào tháng 8-1974, ba năm sau cú nhảy không tưởng. Họ cho rằng có thể Cooper đã tử nạn sau cú nhảy liều mạng và thi thể đã bị trôi dạt trên sông và gói tiền kia đã bị tuột khỏi người tên không tặc trước khi dạt vào bờ sau khi thi thể hắn bị rữa nát.

Giả thiết này càng đứng vững khi chưa một lần nào kể từ đó người ta tìm thấy bất cứ đồng tiền nào có số seri khớp với số tiền trong số 100.000 tờ 20 USD đã được đưa cho Cooper. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã từng treo thưởng 100.000 USD cho bất kỳ ai đưa ra một tờ 20 USD có seri đã được ghi lại. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có ai đứng ra để nhận món hời kia. Nếu Cooper còn sống và có đồng lõa thì kẻ đồng phạm kia hẳn phải trung thành đến mức đáng ngạc nhiên.

Thế nhưng, cũng từ sau vụ không tặc nổi tiếng đó, có ít nhất 12 người từng công khai hoặc kín đáo tuyên bố mình là Dan Cooper. Thậm chí có kẻ còn vẽ cả sơ đồ nơi chôn giấu tiền và dù nhảy năm xưa. Tuy vậy, các kết quả so sánh dấu vân tay của họ và dấu vân tay Cooper để lại ở hiện trường đều không trùng khớp. FBI cũng cho biết đã có ít nhất 10.000 tên người đã được đưa vào hồ sơ theo dõi của cơ quan này. Tuy nhiên không có ai được chứng thực là Dan Cooper.

Cho đến nay đã hơn ba thập kỷ trôi qua và vụ không tặc này vẫn còn nằm trong bí ẩn cũng như cái tên Dan Cooper. Cảnh sát Mỹ mỗi lần nhắc đến cái tên này đều rất bực bội vì họ biết đó là một cái tên giả. Bởi đơn giản họ thực sự không biết tên không tặc ấy tên thực là gì.


Theo An ninh thủ đô

Admin
Quản trị
Quản trị

Tổng số bài gửi : 311
Registration date : 25/10/2007

https://noibai.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết