Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chuyện cổ phần hóa Vietnam airlines

Go down

Chuyện cổ phần hóa Vietnam airlines Empty Chuyện cổ phần hóa Vietnam airlines

Bài gửi  Admin 29/4/2008, 12:16

Chưa từng có tiền lệ cổ phần hóa hãng hàng không quốc gia để tham khảo kinh nghiệm, Ban đổi mới doanh nghiệp TCT Hàng không VN đang đứng trước núi việc để hoàn tất "công cuộc" cổ phần hóa Tổng Công ty Hàng không theo đúng lộ trình được Chính phủ giao.


Cùng với một số tổng công ty kinh doanh trong lĩnh vực khá nhạy cảm như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, điện lực, viễn thông, kế hoạch cổ phần hóa của TCT Hàng không phải được xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt. Theo ông Trần Đình Hưng, Phó Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp TCT, từ 1/1/2008 tới nay, các công việc bước đầu đã được triển khai. Ngày 14/1, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã có Công văn đồng ý cho TCT Hàng không VN thuê tổ chức tư vấn quốc tế để tư vấn trong quá trình thực hiện cổ phần hóa (CPH). TCT cũng đã ký hợp đồng với Công ty Luật Hợp danh để đảm bảo tính chặt chẽ về pháp lý trong từng bước tiến hành CPH.

Đến 15/5, Ban chỉ đạo cổ phần hóa TCT sẽ quyết định các tiêu chí để lựa chọn tổ chức tư vấn, tổ chức này sẽ xác định giá trị doanh nghiệp TCT. Các tiêu chí này sẽ được trình Chính phủ duyệt trước khi áp dụng. Dự kiến đến tháng 6, TCT sẽ thuê được tổ chức tư vấn đồng thời tiến hành các bước giới thiệu hình ảnh, chiến lược, tiềm năng, công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Ông Hưng cho biết, hiện nay, TCT đang tổng kiểm kê tài sản, thuê kiểm toán, xử lý những tồn tại về tài chính đồng thời “xốc lại” chính mình như kiện toàn bộ máy, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ một số ban. Về xử lý tài chính trước CPH, những vấn đề thuộc thẩm quyền của các xí nghiệp bên dưới và TCT đều đã có phương án, chỉ còn các khoản đầu tư mua máy bay... là phải kiến nghị Thủ tướng xử lý. Đến nay, Chính phủ đã đồng ý cấp 1.111 tỷ đồng trong năm nay cho TCT để giải quyết tài chính cho các dự án mua máy bay ATR 72, Boeing 787, A 321.

Theo một lãnh đạo TCT Hàng không thì việc thị trường chứng khoán và hàng không toàn cầu suy giảm cũng là một trong những khó khăn mà TCT phải đối mặt, ngoài ra ở Việt Nam chưa từng có chuyện CPH hãng hàng không quốc gia nên các bước tiến hành cần rất thận trọng tránh để thất thoát tài sản nhà nước và phải hấp dẫn nhà đầu tư. Thêm vào đó, đất đai do TCT quản lý khai thác trải dài từ Bắc vào Nam nhưng rất ít nơi có sổ đỏ, chứng từ gốc.

Khối lượng công việc phải tiến hành để CPH còn đang rất bộn bề. Cùng lúc TCT phải chỉ đạo CPH 4 doanh nghiệp gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu Hàng không và 3 Xí nghiệp thương mại: Mặt đất Nội Bài, mặt đất Đà Nẵng, mặt đất Tân Sơn Nhất. Theo kế hoạch, đến 1/10 năm nay sẽ hoàn tất CPH 3 Xí nghiệp thương mại và cuối năm sẽ CPH xong Công ty Xăng dầu Hàng không. Riêng Công ty Bay dịch vụ hàng không VASCO sẽ được tái cơ cấu thành CTCP Viet Air.

Năm 2008 không những là năm đầu tiên tiến hành CPH Tổng Công ty mà còn là năm TCT triển khai hàng hoạt dự án kinh doanh với sự ra đời nhiều công ty cổ phần và công ty liên kết. Mới nhất, ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bảo hiểm hàng không (VNI) chính thức nhận giấy phép kinh doanh và tổ chức ra mắt.

Có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, VNI gồm 7 cổ đông trong đó có các “gương mặt” ngoài ngành như Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Nam Việt. Tới đây, TCT Hàng không còn tiến hành hàng loạt dự án khác như thành lập CTCP Đào tạo phi công VN, CTCP Đầu tư khai thác cảng Long Thành, CTCP Kinh doanh bất động sản, CTCP đầu tư Đức Việt...

Rõ ràng, ở thời điểm này việc phân bố nguồn lực thế nào để thực hiện cùng lúc rất nhiều mục tiêu là một trong những vấn đề mấu chốt của TCT Hàng không. Chỉ riêng mục tiêu hoàn thành phương án CPH trong năm 2008 cũng đã rất nặng nề.

Theo quyết định của Chính phủ, TCT Hàng không áp dụng hình thức CPH theo hướng giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cơ cấu vốn cổ phần lần đầu là Nhà nước giữ 70%-80%, bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài 10%-20%.


Theo GTVT

Admin
Quản trị
Quản trị

Tổng số bài gửi : 311
Registration date : 25/10/2007

https://noibai.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết