Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Người mở đường bay đầu tiên Manila – TPHCM

Go down

Người mở đường bay đầu tiên Manila – TPHCM Empty Người mở đường bay đầu tiên Manila – TPHCM

Bài gửi  highflyer 3/8/2008, 20:00

Với chất giọng trầm ấm của người dân vùng biển Nam Trung Bộ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Liên Thái Bình Dương (Imex Pan-Pacific) Jonathan Hạnh Nguyễn tạo cho người đối diện cảm giác dễ gần, vui vẻ.
Với số vốn đầu tư vào VN lên tới 120 triệu USD, ông và công ty của mình đang đóng góp không nhỏ vào quá trình vươn dậy của quê hương
Sinh ra và lớn lên tại vùng biển Nha Trang tuyệt đẹp, Jonathan Hạnh Nguyễn đã có một tuổi thơ êm đềm trong một gia đình có của ăn của để.
Tuy rời quê nhà sang định cư tại Philippines từ năm 1974, chàng thanh niên Hạnh Nguyễn luôn thấy mình thực sự gắn bó với những hàng dừa xanh, những hòn đảo cát trắng xóa cùng những con người cần cù, lam lũ. Anh luôn tự hứa với mình sẽ cố gắng học để mai kia về xây dựng lại quê hương, tạo công ăn việc làm cho những người nông dân nghèo khổ quê anh.
Mở đường bay đầu tiên Manila – TPHCM
- Theo học ngành hàng không tại Mỹ và được cử làm tổng đại diện của hãng hàng không Philippines phụ trách khu vực Đông Dương, Hạnh Nguyễn theo dõi sát tình hình trong nước. Lúc này, nền kinh tế của VN còn nghèo, khó khăn chất chồng, thông thương với bên ngoài qua con đường chính ngạch còn khó, chưa nói đến hàng không. Hàng hóa ra vào nước ta chỉ bằng đường hàng hải nên lợi nhuận và năng suất hạn chế. Nhờ quen biết nhiều và có số vốn lớn, Jonathan Hạnh Nguyễn đã đầu tư lập các công ty cạnh tranh với các công ty của Philippines. Ông hiểu rằng muốn phát triển chỉ có mở mang làm ăn với bên ngoài và hàng không chính là mảnh đất màu mỡ. Năm 1984, với sự đóng góp tích cực của ông, đường bay Manila-TPHCM lần đầu tiên được khai trương, theo đó là hàng loạt chuyến chở hàng và chở khách tấp nập vào ra. Nhớ lại thời kỳ này, ông không giấu nỗi tự hào: “Tôi rất sung sướng được đóng góp cho ngành hàng không nước nhà. Ngày đó, ta thiếu ngoại tệ, lại toàn phải đi thuê máy bay, vậy mà đến nay ta đã mua được nhiều máy bay mới loại tối tân”. Đường bay mới này được đánh giá là dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển ngành hàng không còn non trẻ của ta. Thành đạt trong cuộc đời, Jonathan Hạnh Nguyễn cho rằng đó là nhờ biết giữ chữ “tín” trong kinh doanh, biết cách thuyết phục bạn hàng, vì vậy đơn đặt hàng cũng tới tấp đến với ông.
Khi Mỹ bắt đầu bình thường hóa ngoại giao với VN, ông nắm ngay cơ hội ngàn vàng để kêu gọi nước ngoài đầu tư. Kết quả thật khả quan: chỉ trong thời gian ngắn, đã có 18 dự án đầu tư nước ngoài trị giá hơn 180 triệu USD “cập cảng” VN. Ông tâm sự, vào thời kỳ đổi mới, ông đã trực tiếp gặp nhiều lãnh đạo VN. Ông nhận thấy kiếm tiền không phải là mục đích chính của đời mình mà phải cùng góp tay cho công cuộc đổi mới. Ông tâm đắc câu nói của một vị tổng thống Mỹ: “Đừng hỏi quốc gia đã làm gì cho bạn, mà nên tự hỏi mình đã làm gì cho quốc gia”. Năm 1990, ông chính thức đầu tư các dự án vào VN. Nhờ thành công có được trong việc khai thác đường bay giữa VN và Philippines, Jonathan Hạnh Nguyễn đầu tư một số dự án mà VN có tiềm năng và thế mạnh. Dự án đầu tiên của ông là sản xuất hàng song mây xuất khẩu tại chính TP biển Nha Trang quê ông. Dự án này xuất phát từ sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ của Philippines. Nước này có nhiều nét văn hóa tương đồng với VN nên việc phát triển ngành này là rất cần thiết. Nghề này đã giải quyết được việc làm cho khoảng 8.000 lao động địa phương, mang lại lợi nhuận kinh tế do việc xuất khẩu hàng hóa. Tiếp đến là các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, sản xuất, địa ốc, lắp ráp ô tô, trung tâm mua bán, như: khách sạn Nha Trang Lodge; nhà máy sản xuất ô tô Hòa Bình tại Hà Nội... Trong suốt 10 năm đầu về VN làm ăn, đã có lúc ông bị thất bại, dự án bị đổ bể do cung cách làm ăn của VN chưa kịp hội nhập với thế giới. Nhưng ông đã đứng vững và thành công như hôm nay. Trong thời gian tới, ông có ý định đầu tư mở công ty tài chính, khách sạn và thêm nhiều công ty du lịch.
“Tôi tự hào là công dân VN”
- Những dự án trên hiện đã và đang gặt hái được nhiều thành công tại VN với sự đóng góp, cộng tác của một số doanh nghiệp Philippines đã tin tưởng vào môi trường đầu tư tại VN. Số vốn của công ty ông đã lên đến 120 triệu USD. Thành công rồi, người đàn ông đã ở vào tuổi lục tuần này dường như có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi. Nhưng ông lại không nghĩ như vậy. Ông dạy con cái luôn tâm niệm mình là người VN nên “lá lành phải đùm lá rách”, đi đâu thì cái tâm cũng phải hướng về quê hương, đất nước, cố gắng làm việc thiện giúp đồng bào mình. Trong một buổi bán đấu giá tranh, ông đã bỏ ra 3 tỉ đồng mua một bức tranh để lấy tiền ủng hộ người nghèo. Trong gần 20 năm làm ăn ở VN, ông Jonathan Hạnh Nguyễn đã đóng góp 18 tỉ đồng làm từ thiện.
Ngày 22-7 vừa qua, Jonathan Hạnh Nguyễn được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những đóng góp cho đất nước cùng với 4 kiều bào đến từ các nước khác. Ông xúc động: “Tôi thấy vinh hạnh quá, vì tôi chỉ là một trong số hàng triệu kiều bào sinh sống ở nước ngoài. Tôi cứ âm thầm làm việc vậy mà cũng được Chính phủ biết đến và trao thưởng. Chủ trương của ta kêu gọi người Việt về đóng góp cho Tổ quốc rất đúng đắn và cởi mở. Đại bộ phận Việt kiều ở nước ngoài đều rất phấn khởi. Tôi thật tự hào là công dân VN”.
Nguồn: NLĐO
highflyer
highflyer
Sinh viên năm 3

Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết