Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sân bay trong lòng thành phố: Cần những quy hoạch đồng bộ

Go down

Sân bay trong lòng thành phố: Cần những quy hoạch đồng bộ Empty Sân bay trong lòng thành phố: Cần những quy hoạch đồng bộ

Bài gửi  khoatd 30/9/2008, 08:35

Giống như nhà ga đường sắt, chuyện đi hay ở của các sân bay trong lòng thành phố luôn luôn gây ra những luồng ý kiến khác nhau. Sự có mặt của những điểm đi đến chứa đựng cả nghìn người trong các đô thị đang quá tải như dồn thêm gánh nặng lên những nút cổ chai ùn ứ người và khói xe vào giờ cao điểm.

Mặc dù hầu hết các sân bay, cảng hàng không địa phương hiện nay đều nằm ngay trong trung tâm thành phố, tuy nhiên không ở đâu câu chuyện đi hay ở, công suất khai thác của các sân bay này trở thành mối quan ngại như ở TP HCM và Hà Nội - hai đô thị đang đối mặt với cảnh tắc đường ngày càng trầm trọng. Tuần qua, một lần nữa vấn đề này lại được nhắc đến khi Cục Hàng không công bố quy hoạch Cảng hàng không (CHK) Gia Lâm.

Theo đó, sân bay quân sự Gia Lâm chỉ cách trung tâm Hà Nội 10 phút đi xe máy sẽ trở thành CHK nội địa dành cho các chuyến bay ngắn. Đây sẽ là lợi thế cho các nhà vận chuyển và khai thác ga bởi lẽ không hành khách nào muốn đi ô tô tới gần 1 tiếng đồng hồ ra CHK Nội Bài chỉ để bay một chuyến bay vỏn vẹn 1 giờ 30 phút lên Nà Sản hay Điện Biên. Trưởng ban Quản lý CHK, Cục Hàng không VN Vũ Phạm Nguyên Tùng cho biết, theo quy hoạch CHK Gia Lâm sẽ dành để phục vụ các tuyến bay nội địa ngắn như Hà Nội đi Vinh, Điện Biên, Nà Sản… sử dụng máy bay ATR 72, Fokker và các chuyến bay taxi. Công suất khai thác của Gia Lâm được dự báo vào khoảng hơn sáu mươi nghìn khách thông qua một năm trong năm nay và lên tới 162 nghìn khách/năm vào năm 2015. CHK Gia Lâm sẽ được khai thác tối đa tới công suất 290 nghìn khách/năm vào 2025.

Như vậy, nếu được khai thác vào năm nay, trung bình mỗi ngày CHK Gia Lâm sẽ đón khoảng 200 khách, cộng thêm người đưa đón, dịch vụ sẽ lên tới khoảng 1000 người. Con số này sẽ gấp đôi vào năm 2025 và liệu có làm nút cổ chai cầu Chương Dương thêm quá tải? Nhất là khi trục giao thông chính cho cảng vẫn chỉ có duy nhất đường Nguyễn Sơn nối ra đường Nguyễn Văn Cừ. Ông Tùng cho biết sau khi công bố quy hoạch, Cụm cảng hàng không miền Bắc sẽ đầu tư xây nhà ga, một số công trình phụ trợ để bắt đầu khai thác vào năm 2010. Ông Lê Mạnh Cường, Trưởng Phòng kiến trúc 3, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội phân tích: Đến khi CHK Gia Lâm đi vào hoạt động thì các cầu song song với Chương Dương đã hoàn tất và giảm tải cho cầu và đường Nguyễn Văn Cừ. Bên cạnh đó, theo quy hoạch đường Nguyễn Văn Cừ sẽ được mở rộng từ 22m hiện nay lên 42m. “Vấn đề giao thông ở đây theo tôi sẽ không quá đáng ngại, tuy nhiên, việc thực hiện đúng quy hoạch mới là khâu quyết định”, ông Cường bày tỏ.

Rõ ràng, bài toán về giao thông đã được các nhà hoạch định quy hoạch tính đến nhưng việc thực hiện quy hoạch sao cho đồng bộ giữa phát triển cảng với hệ thống đường sá đấu nối trực tiếp là hết sức quan trọng. Đơn cử, nếu CHK Gia Lâm chỉ có một đường thông ra Nguyễn Văn Cừ mà Hà Nội lại cho thi công mở rộng tuyến đường này thì chắc chắn lại xảy ra ách tắc như ở TP Hồ Chí Minh. Do vậy, cũng cần tính tới phương án mở thêm cửa cho CHK Gia Lâm lên đường đê sông Hồng hoặc đường 5.

Chuyện tắc đường, khách đến sân bay trễ đã không còn là quá hy hữu ở TP Hồ Chí Minh khi mà CHK Tân Sơn Nhất nằm trong lòng thành phố. Theo quy hoạch được Chính phủ duyệt năm 1995, Tân Sơn Nhất có công suất vào năm 2010 là 21 triệu khách/năm. Sau năm 2010 có thể mở rộng để đón tối đa 30 triệu khách/năm.

Đến nay công suất của CHK sầm uất nhất nước này đã gần tới 18 triệu khách/năm và trong quá trình mở mang đô thị, nâng cấp thi công mới quá nhiều tuyến phố ở TP Hồ Chí Minh, việc đi lại trên các tuyến nối CHK với trung tâm thành phố đã gặp rất nhiều khó khăn. Theo quy hoạch, giai đoạn 2015, CHK Long Thành sẽ được xây tại Bình Dương, cách thành phố khoảng 40 km. Khi đó các chuyến bay quốc tế sẽ chuyển ra Long Thành và Tân Sơn Nhất nhiều khả năng lại thành CHK nội địa giống Gia Lâm.

Tuy nhiên, với công suất và cơ sở vật chất của Tân Sơn Nhất, việc sử dụng khai thác CHK này cho các chuyến bay tuyến ngắn tới TP Hồ Chí Minh sẽ rất hiệu quả. Tất nhiên, việc so sánh giữa CHK Gia Lâm và Tân Sơn Nhất sẽ có phần khập khiễng bởi công suất của hai cảng quá chênh lệch, nhưng dù cảng Gia Lâm chỉ có vài trăm ngàn khách thông qua một năm thì nó vẫn phải giải quyết những vấn đề của một CHK nằm trong lòng thành phố. Đó là sự đồng bộ giữa quy hoạch mạng lưới hạ tầng giao thông, hàng không, xây dựng, xử lý tiếng ồn. Tĩnh không của sân bay sẽ được bảo vệ thế nào là điều cần được tính đến trong bối cảnh trăm hoa đua nở của các dự án nhà cao tầng ven đô hiện nay.

N.Nga

khoatd
Lớp 11
Lớp 11

Tổng số bài gửi : 98
Location : Noibai Airport
Registration date : 29/10/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết