Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nghịch lý kinh doanh hàng không tại VN

Go down

Nghịch lý kinh doanh hàng không tại VN Empty Nghịch lý kinh doanh hàng không tại VN

Bài gửi  highflyer 30/12/2007, 11:43

Tin VietJet Air, một hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại VN chính thức được cấp phép hoạt động. Nhà khai thác này tuyên bố sẽ tham gia thị trường bằng việc khai thác các tuyến bay nội địa. Lãnh đạo Vietnam Airlines và Pacific Airlines chẳng tỏ chút lo lắng mà chỉ cười ruồi.

Cả hai hãng Vietnam Airlines và Pacific Airlines đều không kiếm được lời từ các đường bay nội địa. Lý do là giá xăng dầu thế giới hiện cao ở mức kỷ lục với trên 90 USD một thùng, trong khi giá trần áp dụng cho các hãng hàng không trong nước không thay đổi từ năm 2001, khi giá dầu trên dưới 30 USD một thùng.

Giá chuẩn của đường bay Hà Nội - TP HCM từ năm 2001 cho một chiều bay là 1,5 triệu đồng. Khi giá xăng dầu tăng, cùng với việc tăng giá vé, các hãng hàng không thường bắt khách hàng phải trả phụ thu xăng dầu. Điều này chưa được phép áp dụng tại các đường bay nội địa Việt Nam. Vietnam Airlines và Pacific Airlines đều cho rằng đây là lý do mà tất cả các đường bay nội địa của họ đang bị lỗ.

Ông Trịnh Ngọc Thành, Trưởng ban kế hoạch thị trường của Vietnam Airlines cho biết: “Chúng tôi đang sử dụng lãi trên các đường bay quốc tế để bù lỗ cho các đường bay nội địa... Nhưng điều này cần phải thay đổi vì không thể lấy kinh doanh quốc tế bù lỗ nội địa mãi”. Theo một số liệu không chính thức, mỗi năm Vietnam Airlines lỗ khoảng 300 - 500 tỷ đồng từ các đường bay nội địa.

“Mặc dù Pacific Airlines luôn đạt công suất chuyên chở cao ở mức gần 90%, chúng tôi vẫn bị lỗ”, ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Pacific Airlines cho biết. Pacific Airlines hiện đang hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ, giảm thiểu các chi phí điều hành so với Vietnam Airlines. Trong cơ cấu chi phí của Pacific Airlines, xăng dầu chiếm hơn 40%, con số này của Vietnam Airlines là hơn 30%. Thế nhưng năm 2006, hãng này vẫn lỗ khoảng 150 tỷ đồng.

Ông Nam cho biết tần suất bay càng lớn thì lỗ càng cao, nhất là trong trường hợp các chuyến bay không thể lấp đầy. “Càng mùa cao điểm thì các đường bay trong nước của cả hai hãng càng lỗ nặng”, ông Nam cho biết thêm.

Cả Vietnam Airlines và Pacific Airlines đều cho rằng chính sách giá trần hiện tại không tốt cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Một số đường bay đã quá tải, chẳng hạn như TP HCM - Phú Quốc, nhưng các hãng chưa tăng chuyến bay.

“Doanh nghiệp không có động lực tăng cung ứng. Với tình hình hiện nay không ai muốn tăng tần suất bay để lỗ nhiều hơn. Tôi đã chứng kiến khoảng 200 hàng khách ăn chực nằm chờ ở sân bay Nội Bài để mua vé giờ chót vào TP HCM những ngày Tết. Có người nói “6 triệu đồng một vé tôi cũng mua” nhưng ông ta không có sự lựa chọn đó”, ông Nam cho biết thêm.

Theo Pacific Airlines, chính sách bán vé theo nhu cầu thị trường, được áp dụng ở Mỹ, châu Âu và hầu hết các hãng hàng không theo mô hình chi phí thấp là câu trả lời cho thị trường hàng không Việt Nam. Đây là mô hình đặt vé sớm thì mua được vé rẻ, và đặt muộn thì phải chịu mua giá đắt. Tuy nhiên với mức giá trần nội địa hiện nay và mức giá xăng dầu hiện tại, cả hai mô hình giá cố định cũng như giá đặt sớm đều không có lãi.

Pacific và Vietnam Airlines đều đã đề xuất thay đổi giá trần và đề nghị được áp dụng phụ thu. Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền về chính sách này, vẫn chưa có một trả lời chính thức nào đối với các doanh nghiệp. Theo giải thích của một chuyên viên thuộc bộ, Cục Hàng không phải đệ trình phương án lên Bộ Tài chính, nhưng Bộ chưa nhận được đề xuất chính thức của Cục.

Giới kinh doanh có kinh nghiệm hiểu rằng không dễ kiếm tiền trong lĩnh vực hàng không, thế nhưng trong vài năm qua, lĩnh vực này đang phát triển chóng mặt và Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo này. Mặc dù lỗ, các hãng hàng không Việt Nam vẫn phải tiếp tục mở đường bay nội địa và quốc tế vì nhu cầu phát triển thị trường và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường hàng không. Xăng dầu và giá trần nội địa được coi là yếu tố “bất khả kháng”, cho nên các hãng tập trung nguồn lực vào những yếu tố họ có thể kiểm soát được, như phát triển thương hiệu, nhân lực và thị trường.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực lại là một trong những thách thức lớn nhất đối với việc mở rộng của các hãng hàng không. Hàng không không còn là một ngành có sức hấp dẫn nghề nghiệp cũng như thu nhập với nhiều người như trước đây. Cách đây khoảng 10 năm, những người đẹp trong những cuộc thi hoa hậu thường mơ ước trở thành tiếp viên hàng không. Giờ đây không còn cô nào bày tỏ ước mơ đó nữa. Việt Nam cũng đang thiếu rất nhiều phi công. Gần 100% phi công của Pacific Airlines là người nước ngoài. Việt Nam chưa có chiến lược đào tạo phi công bài bản.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
highflyer
highflyer
Sinh viên năm 3

Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết