Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Pacific Airlines thành Jestar Pacific

Go down

Pacific Airlines thành Jestar Pacific Empty Pacific Airlines thành Jestar Pacific

Bài gửi  highflyer 21/4/2008, 14:25

Ngày 14/4, Hãng hàng không Pacific Airlines (PA) công bố sẽ chuyển đổi sang thương hiệu mới Jestar Pacific.
Đây có thể xem là sự kiện mới lạ bởi từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết đến nhượng quyền thương hiệu (franchising) như cà phê, thức ăn nhanh, phở 24... nhưng đối với hàng không trong nước thì đây là lần đầu tiên.
Hai bên cùng có lợi
Theo hợp đồng được ký giữa PA và Jetstar Airways (thuộc Tập đoàn Qantas của Úc), bắt đầu từ ngày 23/5, PA chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines, kinh doanh dưới tên giao dịch Jestar Pacific

Pacific Airlines thành Jestar Pacific 75179600-180302_jetstar_com
Sắp tới, màu sơn máy bay của hãng Pacific Airlines sẽ chuyển sang màu cam cùng với màu đen và bạc, thân máy bay sẽ có dòng chữ Jetstar.com.
Ông Geoff Dixon, Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn Qantas, cho biết ngoài việc chuyển đổi tên hãng hàng không thì Jestar Pacific sẽ mở các chuyến bay tại Việt Nam và châu Á dưới thương hiệu Jetstar. Ngoài ra, Jetstar Pacific sẽ hoạt động theo đúng tiêu chuẩn hàng không của Tập đoàn Qantas như đội ngũ chuyên gia, đội bay, hệ thống thương mại... Qantas sẽ có hai trong số sáu người của hội đồng thành viên quản trị hãng Jetstar Pacific
Tại buổi họp báo, ông Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc PA thông báo, khi chuyển sang tên giao dịch mới, màu sơn máy bay của hãng sẽ chuyển sang màu cam cùng với màu đen và bạc. Thân máy bay sẽ có dòng chữ Jetstar.com và ngôi sao năm cánh ở đuôi máy bay. Đồng thời, đồng phục mới của đội ngũ nhân viên và phi hành đoàn sẽ được thay đổi cho phù hợp với Jetstar, lấy màu đen và màu cam làm màu chủ đạo.
Jetstar được biết đến là một hãng hàng không giá rẻ trực thuộc Tập đoàn Qantas - đơn vị hiện đang nắm giữ 18% và nâng lên 30% cổ phần của PA vào năm 2012. Đây là hãng hàng không được nhận giải thưởng là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất năm 2007.
Trao đổi với PV, ông Nam cho hay đây thực chất được xem là hình thức franchise (nhượng quyền thương hiệu) trong hàng không. Theo đó, PA bỏ tiền mua thương hiệu Jetstar, ngược lại Jetstar sẽ cho PA kinh doanh, phát triển thị trường thông qua thương hiệu đã được định hình của mình. Tuy nhiên, điểm khác biệt trong franchise giữa hàng không và các mặt hàng khác là đòi hỏi bên “bán-mua” tuân thủ chặt chẽ hợp đồng ký kết vì hàng không là lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi khắt khe về yếu tố kỹ thuật, an ninh...
Số tiền để PA bỏ ra “mua” thương hiệu mới không được tiết lộ trong buổi họp báo. Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được, để có được thương hiệu Jetstar Pacific, mỗi năm PA phải “trả” cho đối tác số tiền cỡ chừng một triệu USD.
Jetstar Pacific vẫn là hãng hàng không Việt Nam
Ông Geoff Dixon, Tổng Giám đốc Tập đoàn Qantas, cho biết trước khi chuyển sang thương hiệu mới, PA đã có thời gian khá dài nghiên cứu và từng bước chuyển đổi sang mô hình Jetstar. Cho nên để thấy rõ sự chuyển biến khi chuyển sang thương hiệu mới ít nhất phải mất 6-12 tháng nữa.
Theo ông Lương Hoài Nam, điều dễ nhận thấy khi chuyển sang thương hiệu mới là Jetstar Pacific sẽ nới rộng cơ cấu vé giá rẻ. Trước đây, hãng có 30% vé dành cho giá linh hoạt và 70% vé dành cho giá tiết kiệm. Tuy nhiên, khi gia nhập với Jetstar, tỷ lệ sẽ thay đổi, 85% số lượng vé dành cho giá rẻ và chỉ 15% dành cho vé linh hoạt. Ngoài ra, từ ngày 23-5, giá vé sẽ giảm xuống nếu hành khách đi máy bay mà không có hành lý ký gửi. Chưa hết, khối lượng hành lý xách tay sẽ được nâng từ bảy kg lên 10 kg.
Ông Nam cho biết khi chuyển sang thương hiệu Jetstar Pacific thì tình trạng chậm hay hủy chuyến sẽ giảm, bởi hãng sẽ phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của Tập đoàn Qantas. Tuy nhiên, để làm được điều này, ông Nam nhấn mạnh phải có sự đầu tư từ phía nhà nước nâng cấp một số cụm cảng, sân bay hiện đang xuống cấp. Theo ông Nam, quyền lợi của các khách hàng đã đặt vé sẽ không thay đổi khi hãng chuyển sang dùng thương hiệu mới.

Luật Hàng không Việt Nam chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài khai thác đường bay nội địa. Nhưng ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho hay việc hợp tác này hoàn toàn phù hợp với Luật Hàng không. Theo đó, luật cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các hãng hàng không trong nước. Vì vậy, theo luật, Hãng hàng không Jetstar Pacific vẫn là hãng hàng không của Việt Nam nhưng có yếu tố đầu tư nước ngoài.

Theo Pháp luật TP.HCM
highflyer
highflyer
Sinh viên năm 3

Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết